Bài viết

Cách tính chi phí xây nhà chi tiết và đầy đủ nhất

Xây dựng nhà cửa đang là một vấn đề được rất nhiều nhà đầu tư cũng như mọi người quan tâm. Chắc hẳn chúng ta đều đang lo lắng khi xây dựng, tiến hành thi công thiết kế ngôi nhà thì khách hàng cần quan tâm đến chi phí xây nhà. Các chi phí xây nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như diện tích, kiểu nhà, phong cách mong muốn hoặc cách bài trí nội thất trong nhà. Bên cạnh đó, các yếu tố như: giá nhân công, mặt bằng, vị trí địa lý… cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến kinh phí xây dựng ngôi nhà của bạn. Giá nhân công thì có sự chênh lệch về địa phương và không gian sống. Ví dụ do nhu cầu sống ở thành phố cao hơn ở nông thôn nên giá nhân công ở nông thôn cũng sẽ ít hơn ở thành phố. Chính vì vậy, chi phí xây dựng nhà ở các địa phương khác nhau sẽ không giống nhau.

Cách tính diện tích xây dựng

Diện tích xây dựng là bao gồm toàn bộ phần diện tích mặt sàn và diện tích khác ( móng, mái hiên, sân vườn và tầng hầm…). Diện tích mặt sàn gồm tất cả diện tích sàn cộng với nhau. Cách tính các diện tích như sau:

  • Diện tích móng bằng diện tích mặt sàn tầng 1 (tầng trệt)
  • Diện tích các hầm, lầu bằng diện tích sàn của tầng đó. Bao gồm cả phần ban công và mái hiên trừ đi diện tích cầu thang và các ô thoáng thông ở các tầng.
  • Diện tích sân thượng, sân trước, sân vườn..
  • Diện tích cầu thang bằng tổng diện tích các bậc cầu thang cộng lại với nhau.
  • Diện tích các ô thoáng thông tầng bằng diện tích không gian trong chu vi ô thông tầng đó.
  • Diện tích mái thì bằng diện tích bề mặt mái đã che phủ cho toàn bộ ngôi nhà.

Như vậy ta sẽ có công thức tính tổng diện tích xây dựng:
Tổng diện tích XD = Diện tích móng + Diện tích mặt sàn trệt + Diện tích sàn các hầm, lầu + Diện tích mái + Diện tích sân + Diện tích các công trình phụ ( nhà tắm, nhà vệ sinh…)

Phần móng: Thực tế có nhiều loại móng khác nhau nên hệ số tính cũng khác nhau:

  • Nếu là móng đơn thì được tính 40% diện tích. Nếu diện tích sàn dưới 50m2 thì hệ số sẽ là 0.4 cho móng cọc neo, 0.3 cho móng cọc ép tải.
  • Loại móng băng tính 50% diện tích
  • Loại móng bè sẽ tính 100% diện tích

Cách tính phần tầng hầm: Tầng hầm được tính chủ yếu qua độ sâu:

  • Nếu tầng hầm có độ sâu nhỏ hơn 1m5 so với code đỉnh ra của hầm thì tính 150% diện tích
  • Nếu tầng hầm có độ sâu nhỏ hơn 1m7 so với code đỉnh ram của hầm thì tính 170% diện tích
  • Nếu tầng hầm có độ sâu nhỏ hơn 2m so với code đỉnh ra của hầm thì tính 200% diện tích
  • Nếu tầng hầm có độ sâu lớn hơn 3m so với code đỉnh của hầm thì các nhà thầu xây dựng sẽ báo giá trực tiếp sau khi khảo sát.

Cách tính diện tích tum: là phần diện tích sàn của một khu vườn sau nhà hoặc một sân phơi trên tầng thượng. Diện tích mái che sẽ được được điều chỉnh vừa với kích thước ô cầu thang. Vậy nên, diện tích tầng tum cũng được tính 100% diện tích sử dụng của toàn bộ ngôi nhà.

Cách phần tính mái nhà: Vật liệu để làm mái nhà sẽ là căn cứ tính hệ số cho phần mái.

  • Với loại mái bê tông cốt thép, không lát gạch thì được tính 50% diện tích. Nếu nhà có lát gạch thì tính 60% diện tích của mái nhà
  • Đối với mái ngói kèo sắt tính 60% diện tích nghiêng của mái nhà
  • Mái nhà bê tông dán ngói tính tính 85% diện tích nghiêng của mái nhà
  • Mái tôn tính 30% diện tính của mái nhà

Cách tính diện tích phần sân:

  • Nếu sân có diện tích <15m2 có đổ cột, xây tường rào, lát gạch thì tính 100% diện tích
  • Phần sân có diện tích < 30m2 có đổ cột, xây tường rào, lát gạch nền thì tính 70% diện tích
  • Còn sân có diện tích > 30m2 đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 50% diện tích
  • Nếu sân thượng được dàn bê tông, có mái che hoặc trang trí tính 75% diện tích

Cách tính diện tích phần ban công: Với trường hợp ban công có mái che phía trên thì tính 100% diện tích. Ban công không có mái che nhưng lát nền tính 70% diện tích.

Tìm hiểu: Quy trình xây nhà từ móng đến mái

Chi phí thủ tục pháp lí khi xây dựng nhà

  • Chi phí xin giấy cấp phép xây dựng. Khi bắt đầu lên kế hoạch chuẩn bị xây nhà chủ nhà cần phải đến cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nơi mình sinh sống xin cấp phép xây dựng nhà cửa.
  • Phí cắm mốc xây dựng. Trong thông tư 10/2016/TT–BXD đã hỗ trợ kinh phí hoàn thiện hồ sơ cắm mốc xây dựng trên cơ sở tiến độ thi công và công tác cắm mốc xây dựng trên mặt đất.
  • Chi phí đăng ký cấp điện và cấp nước ( trong đó bao gồm vật tư, nhân công lắp đặt và thuế theo quy định của nhà nước).
  • Chi phí lắp đồng hồ nước riêng
  • Chi phí lắp đặt hệ thống nước thải
  • Phí xin cấp sở hữu nhà
    – Lệ phí trước bạ nhà đất.
    – Lệ phí trước bạ: bằng 0,5% tính theo Biểu lệ phí trước bạ do UBND tỉnh ban hành và áp dụng tại địa phương.
    – Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở (Phụ thuộc vào từng địa phương, mức thu không quá 100.000 đồng/lần cấp mới và 50.000 đồng/lần cấp lại)
  • Thuế TNCN: Thu nhập từ bán bất động sản 2% tính trên giá trị bán do các bên thỏa thuận.
    Phí xin cấp biển số nhà. Cấp mới hoàn toàn < 45.000 đồng/ biển. Đối với trường hợp xin cấp lại < 30.000 đồng/ biển.

Chi phí thiết kế kiến trúc ngôi nhà

Để có một ngôi nhà vừa hiện đại, vừa tiện nghi mà lại tiết kiệm thì việc lên bản thiết kế cho ngôi nhà là một sự kết hợp, tính toán chi tiết về bố cục, kích thước, diện tích, các thông tin về vật liệu được sử dụng trong xây dựng, hệ thống điện nước phục vụ cho quá trình xây dựng là rất cần thiết. Vì vậy chi phí thiết kế nhà ở là một khoản chi rất cần thiết và đáng quan tâm. Không những mang lại không gian sống hiện đại, tiện nghi mà vừa đảm bảo tính chính xác giữa dự án và thực tế công trình. Ngoài ra bản vẽ dự án còn đảm bảo công trình xây dựng theo đúng quy định và quy hoạch của từng vị trí. Hơn thế nữa khi chúng ta có bản thiết kế thì việc xây dựng và hoàn thiện cũng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức và các chi phí trong quá trình xây dựng. Chi phí thiết kế phụ thuộc vào một trong số các yếu tố như:

  • Phong cách thiết kế
  • Quy mô công trình
  • Loại công trình ( nhà cấp 4, 2 tầng hay 3 tầng….)
  • Mức độ chi tiết của bản thiết kế.
  • Tay nghề, năng lực và uy tín của kiến trúc sư.

Chi phí vật liệu xây dựng

Hiện nay có 2 cách tính chi phí vật liệu như sau:

  • Cách 1: Tính theo m2 nếu khách hàng lựa chọn trọn bộ vật liệu hoàn thiện thì tổng chi phí vật tư hoàn thiện = tổng diện tích xây dựng x đơn giá trên 1m2. Trong giai đoạn thi công, khách hàng cũng có thể chỉnh sửa loại vật tư cho phù hợp với công trình.
  • Cách 2: Tính tổng chi phí của vật tư, áp dụng khi khách hàng tự đi mua vật tư. Với cách này gia chủ có thể chủ động mua vật tư mình muốn. Tuy nhiên, nếu gia chủ không có nhiều kinh nghiệm hoặc ít hiểu biết thì việc tìm mua vật liệu chất lượng và giá cả phải chăng sẽ khó khăn hơn.

Chi phí vật liệu sẽ chiếm khoảng 30% tổng chi phí xây dựng của một ngôi nhà. Vì vậy, gia chủ phải có dự toán chi phí hợp lý để đảm bảo quá trình thi công thuận lợi.

Tham khảo: Chi phí xây nhà trọn gói bao gồm những gì?

Chi phí nhân công xây dựng thuê ngoài

Công thức tính giá nhân công được tính theo công thức:

Tổng chi phí nhân công = Tổng diện tích xây dựng x đơn giá nhân công/m2

Như vậy giá nhân công hiện nay sẽ dao động từ 1.700.000 đồng/m2 trở lên hoặc 400.000 – 500.000 đồng/ công nhật. Mức giá này có thể thay đổi tùy theo từng địa phương, quy mô công trình, độ khó của công trình mà mức giá này có thể lên hoặc xuống.

Chi phí thiết kế nội thất

Để hoàn thiện ngôi nhà có một thiết kế sang trọng, tiện nghi đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thì không thể thiếu phần thiết kế nội thất. Đây là chi phí mà chủ nhà cho bản vẽ thiết kế nội thất trong nhà. Mục đích là làm cho những nội thất phù hợp với phong cách và thẩm mỹ cũng như kích thước của ngôi nhà. Chi phí nội thất gồm 3 loại: chi phí thiết kế, chi phí mua sắm nội thất đồ dùng, chi phí thi công. Đơn giá thiết kế nội thất chung cư trên thị trường hiện nay khoảng 200.000–350.000đ/m2. Đơn giá này sẽ tăng giảm theo từng công trình cũng như tùy theo phong cách thiết kế ( cổ điển, hiện đại, 3D….)

  • Tổng chi phí thiết kế nội thất = tổng diện tích xây dựng * đơn giá thiết kế nội thất/m2
  • Chi phí mua sắm nội thất: phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm và thương hiệu.
  • Chi phí nhân công: phụ thuộc quãng đường vận chuyển, lắp đặt sản phẩm và một số chi phí phát sinh khác.

Xem thêm: Bản vẽ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công kiến trúc của Biscons có gì?

Chi phí xây dựng sân vườn, hàng rào, cổng

Chi phí xây dựng sân vườn, cổng… tùy theo chất liệu và kiểu dáng thiết kế mà giá thành sẽ khác nhau.

Đối với sân vườn: gồm chi phí thiết kế và chi phí thi công.

Chi phí thiết kế = Đơn giá thiết kế/m2 * Diện tích thiết kế

Chi phí thi công sân vườn phụ thuộc vào diện tích và các loại vật liệu như: gạch lát dùng để hoàn thiện.

Đối với hàng rào, cổng: phụ thuộc vào chi phí nguyên vật liệu.

  • Hàng rào: tùy thuộc vào độ dày của bức tường, gạch ốp, sắt, chiều cao…
  • Cổng thì tùy thuộc vào việc gia chủ muốn làm cổng thường, cổng sắt, cổng inox, hay cổng nghệ thuật…

Chi phí dọn dẹp, giải phóng mặt bằng

Trường hợp xây nhà trên nền đất trống thì chi phí này sẽ không tốn nhiều. Nếu trường hợp gia chủ xây dựng nhà mới trên mặt bằng nhà cũ thì sẽ tốn kém chi phí phá rỡ, san bằng, vận chuyển phế thải, dọn dẹp mặt bằng và một số chi phí khác.

Chi phí dọn dẹp, giải phóng mặt bằng được tính theo đơn giá trên m2 * tổng diện tích công trình.

Chi phí xây phần thô

Phần thô là giai đoạn các kỹ sư xây nhà tạo nền, móng, làm khung sắt cho ngôi nhà nhằm định hình ngôi nhà. Giai đoạn này rất quan trọng chiếm đến 50- 60 % tổng chi phí xây dựng.

Tổng diện tích xây dựng x Đơn giá xây thô/m2

Đơn giá xây dựng phần thô gồm: vật liệu xây dựng (cát, đá, gạch, xi măng…) và nhân công. Đơn giá xây thô sẽ chịu ảnh hưởng bởi 5 yếu tố.

  • Quy mô công trình
  • Nhân công xây dựng xây thô
  • Kết cấu địa chất ảnh hưởng đến loại móng xây dựng
  • Vật tư thô
  • Bản thiết kế nhà

Các khoản chi phí phát sinh tăng, giảm

Trong quá trình xây dựng ngôi nhà thì chúng ta không thể tính toán chính xác 100% chi phí để hoàn thiện ngôi nhà được, mà sẽ có những chi phí phát sinh ngoài lề như: thi công chậm, phát sinh chi phí nguyên vật liệu, hoặc do thay đổi bản thiết kế cho ngôi nhà…

Như vậy, để xây hoàn thành một ngôi nhà thì phải trải qua nhiều giai đoạn cũng như là phát sinh nhiều chi phí khác nhau. Để tiết kiệm chi phí tối giản nhất có thể thì gia chủ cần lên kế hoạch, làm bản thiết kế và tính toán kĩ 10 khoản chi phí nếu trên. Tránh trong trường hợp xấu phải thay đổi hay phát sinh nhiều chi phí khác. Bạn cũng có thể tham khảo bài viết của Biscons để nắm rõ về các loại chi phí khi xây dựng nhà cửa.

Thông tin liên hệ:

  • Miền Bắc: Toà B1, Roman Plaza, P. Tố Hữu, Đai Mễ, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Google Maps)
  • Miền Nam: 85 Cách Mạng Tháng Tám, Tòa Twins Tower, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
  • Miền Trung: 62 Xuân Thủy, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
  • Hotline: 0847466868
  • Email: biscons.jsc@gmail.com
  • Website:  https://kientrucbiscons.vn

Tham khảo các bài viết có thể bạn quan tâm:

yêu cầu tư vấn

Đăng kí
nhận báo giá

Nói chuyện cùng
kiến trúc sư

Lên đầu trang
Đăng Ký Tư Vấn