Nhà tiền chế hay nhà thép tiền chế ngày nay đang được sử dụng rất phổ biến với những ưu điểm như dễ thiết kế, thi công nhanh, tính bền vững cao, tiết kiệm chi phí xây dựng,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết về khái niệm nhà tiền chế này. Vậy nhà tiền chế là gì? Cấu tạo ra sao? Ưu nhược điểm là gì? Tất cả sẽ được Kiến Trúc Biscons giải đáp đến bạn trong nội dung dưới đây của bài viết.
Mục lục
Tìm hiểu nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế hay nhà thép tiền với tên tiếng anh là Pre-Engineered Buildings, nó cũng được gọi với một cái tên khác là nhà khung thép tiền chế, thiết kế này được xây dựng từ 3 thành phần chính liên kết với nhau gồm các phần:
- Phần cấu kiện chính gồm: Cột, giằng, kèo,…
- Cấu kiện phụ bao gồm: Xà gồ Z hoặc C, dầm tường, thanh chống đỉnh tường,…
- Hệ thống bao, che gồm: Tấm lợp mái và tường, tôn mái, tôn vách,…
Nhà tiền chế sẽ được hoàn thiện và trải qua 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn thiết kế, gia công cấu kiện và lắp ráp tại công trình.
Toàn bộ phần kết cấu của nhà tiền chế đều sẽ được sản xuất sẵn tại nhà máy nên việc đưa kết cấu đến công trình để tiến hành lắp ráp diễn ra rất nhanh chóng.
Những dạng công trình sử dụng loại nhà này thường sẽ là các nhà xưởng, nhà kho, khu trưng bày, siêu thị, một số công trình thương mại,…
Cấu tạo của nhà tiền chế

Như chúng tôi đã nói ở trên thì nhà tiền chế được cấu thành từ 3 thành phần chính bao gồm:
- Phần kết cấu chính: Cũng giống như nhà bê tông cốt thép, nhà tiền chế cũng sẽ vẫn cần phải có phần móng để giúp chịu lực cho toàn bộ ngôi nhà. Tùy vào nhu cầu và tình hình thực tế mà người ta có thể thi công phần móng nông hoặc sâu. Với những loại dự án lớn thì sẽ cần phải làm móng sâu chống lật. Ngoài phần móng thì phần kết cấu chính sẽ còn một số phần khác như nền nhà, hệ thống giằng, hệ thống cột, vì kèo,… Đây là những phần rất quan trọng vì nó phải chịu tải trọng của toàn bộ công trình.
- Phần kết cấu phụ: Các loại kết cấu phụ sẽ bao gồm tường, sàn, xà gồ, vách ngăn, cửa, mái,… Tuy đây chỉ là phần kết cấu phụ nhưng những phần này góp phần rất nhiều trong việc xây dựng và hoàn thiện công trình.
- Phần kết cấu bao che: Đây cũng là một trong những phần rất quan trọng trong nhà tiền chế vì để có thể hoàn thành một công trình thì phần bao che sẽ là phần không thể thiếu. Với những vật liệu như tôn mái, tấm lót sàn, tấm lót sàn thép,… chúng sẽ giúp bảo vệ công trình khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra tấm bao che và tạo hình cũng sẽ quyết định rất nhiều về yếu tố thẩm mỹ cho nhà tiền chế.
Nhà tiền chế có mấy loại?
Nhà tiền chế hiện nay được chia thành 4 loại phổ biến như:

- Nhà tiền chế dân dụng: Dạng này thường sẽ được thiết kế làm nhà ở và có rất nhiều mẫu nhà đa dạng với chi phí khá là rẻ. Bên cạnh đó thì các dạng công trình này thường sẽ được thi công khá nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
- Nhà thép tiền chế công nghiệp: Thường sẽ là dạng nhà kho, phân xưởng,…
- Nhà tiền chế quân sự: Nhà này với mục đích nhằm phục vụ cho quân sự như doanh trại, nhà xưởng sửa chữa máy móc, trang thiết bị.
- Nhà tiền chế thương mại: Sẽ là những dạng cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại,…
Một số ưu và nhược điểm của nhà tiền chế
Tất cả các mẫu thiết kế hay những công nghệ thì nó đều mang trong mình những ưu và nhược điểm nhất định, nhà tiền chế cũng vậy. Dưới đây sẽ là những ưu và nhược điểm của nhà tiền chế mà bạn có thể tham khảo.
Ưu điểm của nhà tiền chế
- Có khả năng chịu lực tốt, ít bị biến dạng.
- Tính công nghiệp cao.
- Quá trình thi công nhanh chóng, những cấu kiện thép sẽ được gia công sẵn tại nhà máy, sau đó sẽ được vận chuyển và lắp ráp tại công trường.
- Tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công, rút ngắn thời gian thi công.
- Tận dụng một cách tối đa diện tích và không gian nhà kho, nhà xưởng.
- Dễ mở rộng quy mô công trình.

Nhược điểm của nhà tiền chế
- Khả năng chịu nhiệt kém: Dù thép sẽ không bị cháy ở nhiệt độ từ 500 – 600 độ C, nhưng nó sẽ dần mềm đi và làm mất đi khả năng chịu lực từ đó khiến cho phần kết cấu sẽ dễ bị sụp đổ.
- Dễ bị ăn mòn do thời tiết: Khí hậu của Việt Nam là khí hậu nóng ẩm, đặc biệt với những khu vực mà mà môi trường bị xâm thực thì sẽ dẫn dễ gặp phải tình trạng thép bị ăn mòn, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới độ bền vững của các kết cấu.
- Độ bền tương đối: Mặc dù nhà tiền chế giải quyết khá nhiều những hạn chế của nhà bê tông cốt thép truyền thông như giảm thời gian thi công, giảm chi phí, giảm nhân lực. Nhưng về độ bền của phần khung thép sẽ kém chắc chắn hơn so với nhà bê tông.
- Chi phí bảo dưỡng cao: Để có thể đảm bảo độ bền cho nhà tiền chế lâu dài thì cần phải bảo dưỡng thường xuyên để giúp tăng khả năng chống gỉ và tăng khả năng bị ăn mòn do thời tiết mà chi phí này thì tương đối cao. Đây là một trong những trở ngại và là hạn chế lớn của dạng nhà này đối với những công trình nhà dân dụng.
Những ứng dụng thực tế của nhà tiền chế
Dưới đây là một số ứng dụng thực tế của nhà tiền chế mà bạn có thể tham khảo:

- Đối với công nghiệp, sản xuất thì nhà tiền chế rất thích hợp với một số dạng công trình đòi hỏi thời gian hoàn thành nhanh, những vẫn phải đảm bảo được độ an toàn như nhà xưởng, nhà máy, nhà kho, xí nghiệp sản xuất, khu công nghiệp,…
- Đối với những dạng công trình thương mại thì ứng dụng thực tế của nhà tiền chế sẽ là sử dụng vào mục đích xây dựng văn phòng làm việc, xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng hay khu trưng bày,…
- Đối với một số công trình công cộng thì có thể được xây thành bệnh viện, nhà thi đấu, bảo tàng, trường học,…
- Một số công trình khác mà có thể ứng dụng với dạng nhà tiền chế như kho chứa, nhà chờ, trang trại,…
Thông số kỹ thuật cơ bản của nhà tiền chế
Những thông số kỹ thuật cơ bản của nhà tiền chế cần lưu ý như sau:
- Về chiều cao: Chiều cao của nhà thép tiền chế sẽ được tính bằng khoảng cách từ chân nhà cho đến phần điểm giao giữa mái tôn và tường.
- Về chiều dài: Sẽ được tính từ khoảng cách giữa 2 phần mép tường đối diện nhau.
- Chiều rộng của nhà tiền chế: Sẽ được tính từ độ dài mép tường bên này tới đội dài mép tường phía bên kia.
- Độ dốc phần mái: Đây là một trong những thông số vô cùng quan trọng của nhà tiền chế, bởi phần mái là nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng tới yếu tố môi trường như nắng mưa. Do đó cần phải tính toán độ dốc mái hợp lý để đảm bảo nước mưa không bị đọng lại trên mái. Thông thường con số thích hợp để có thể lựa chọn là 15%.
Vậy nhà tiền chế là gì? Cấu tạo, phân loại, ưu nhược điểm và những ứng dụng thực tế của nhà tiền chế đã điều được Kiến Trúc Biscons gửi đến bạn. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này. Mọi thắc mắc bạn có thể để lại cho chúng tôi dưới phần bình luận.