Bài viết

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là gì? Lịch sử hình thành, phát triển và những dấu ấn đặc trưng

Hy Lạp được biết đến là một trong những trụ cột của nền văn minh nhân loại mà, một nền văn minh được thể hiện rõ nét quá dấu ấn của những công trình kiến trúc Hy Lạp cổ. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại được ra đời vào thế kỷ VIII trước công nguyên, nó không đơn thuần là phục vụ mục đích xây dựng mà nó còn phản ánh rõ nét nhất đời sống xã hội thời điểm bấy giờ. Vậy thực chất kiến trúc Hy Lạp cổ đại là gì? Lịch sử hình thành và phát triển ra sao? Nó có những điểm nổi bật gì? Hãy cùng Kiến trúc Biscons tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây của bài viết.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là gì?

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là một hệ thống phong cách kiến trúc được hình thành và phát triển rực rỡ từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ II trước công nguyên, chủ yếu tại những khu vực lãnh thổ của Hy Lạp cổ và các vùng đất thuộc đại. Đây được coi là một trong những nền kiến trúc nền tảng của thế giới phương Tây. Phong cách kiến trúc này nổi bật với triết lý thiết kế hướng tới sự hài hòa, trật tự với một tỷ lệ chuẩn mực cùng với tính biểu tượng cao. 

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là gì?
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là gì?

Các công trình thời kỳ bấy giờ thường sẽ gắn liền nhiều với đời sống tôn giáo, chính trị. Những công trình tiêu biểu nhất là những ngôi đền thờ các vị thật như Apollo, Zeus, Athena,…Các công trình này với hệ thức cột đặc trưng như Doric, Ionic và Corinthian.

Ngoài ra còn một số số công trình mang tính biểu tượng khác như quảng trường Agora, nhà hát ngoài trời Theatre, sân vận động Stadium,… đều là những biểu tượng điển hình mang tư duy không gian mở và cộng đồng của người Hy Lạp cổ. 

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại không chỉ dừng lại ở mặt kỹ thuật xây dựng mà nó còn là sự kết hợp một cách sâu sắc giữa mỹ học, toán học và tinh thần, những yếu tố đã để lại những ảnh hưởng lâu dài tới kiến trúc La Mã, kiến trúc Phục Hưng và nhiều công trình hiện đại khác sau này. 

Lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là một di sản vượt thời gian, nó được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ Ĩ trước công nguyên. KHông chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ mà phong cách này còn được lan tỏa rộng rãi đến những vùng thuộc địa nằm rải rác quanh vùng Địa Trung Hải từ vùng Tiểu Á đến Nam Ý và Bắc Phi.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại đặc trưng bởi sự hài hòa trong tỷ lệ và sự chuẩn mực trong bố cục và có tính biểu tượng rất sâu sắc, phong cách kiến trúc này từng là biểu tượng thẩm mỹ và tư tưởng của triết học thời kỳ cổ đại. 

Lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Từ thời điểm hình thành cho đến khi bước sang kỷ nguyên La Mã vào thế kỷ I sau công nguyên, phong cách kiến trúc này đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật, nó đã để lại dấu ấn rất sâu đậm trong lịch sử nhân lại với tuổi đời kéo dài trên 600 năm. 

Một trong những loại hình kiến trúc nổi bật của kiến trúc Hy Lạp cổ đại đó chính là đền thờ, nơi đây là nơi thờ phụng các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Những công trình này thường sẽ được xây dựng bằng đá cẩm thạch với những hàng cột rất đồ sộ, cùng với mái tam giác và kết cấu đối xứng chuẩn mực. 

Dù đã trải qua hàng ngàn năm phong hóa, vẫn còn không ít các đến thờ vẫn còn trường tồn cho đến ngày nay như một minh chứng cho sự tinh xảo và bền vững trong kỹ thuật xây dựng thời cổ đại.

Ngoài đến thờ, thì kiến trúc Hy Lạp cổ đại còn ghi dấu ấn với rất nhiều các công trình khác như nhà hát ngoài trời xuất hiện vào khoảng thế kỷ IV TCN hay những công trình lăng mộ, cổng chào, sân vận động, đài tưởng niệm,… Mỗi một công trình đều phản án một tình thần nhân văn và mỹ học đỉnh cao của người Hy Lạp cổ. 

Những dấu ấn đặc trưng của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Một trong những nét đặc trưng của nền văn minh Hy Lạp cổ đại đó chính là cách mà người Hy Lạp kiến tại ra không gian thông qua kiến trúc. Các công trình không chỉ đơn thuần là nơi thờ cúng các vị thần mà còn là một biểu tượng văn hóa thể hiện triết lý sống và sự tôn kính thần linh và trình độ thẩm mỹ đỉnh cao. 

Hầu hết các công trình đều được xây dựng theo dạng tổng thể hài hòa, thường sẽ nằm ở những khu vực đồi cao thể hiện tính thiêng liêng, kết nối chặt chẽ giữa con người và thế giới tâm linh. 

Những dấu ấn đặc trưng của kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Những dấu ấn đặc trưng của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Nếu chọn ra một loại hình thể hiện rõ nét nhất tinh thần của kiến trúc Hy Lạp cổ đại thì đó chính là những ngôi đền cổ. Mỗi công trình đều là sự kết hợp hoàn mỹ giữa các hình khối, tỷ lệ và cách trang trí, với các điểm nổi bật như hệ thống cột trụ, một trong những yếu tố không thể thiểu khi làm nên bản sắc riêng cho lối kiến trúc này.

Dựa vào cách sắp đặt và hình thức của hệ cột, người Hy Lạp cổ sẽ phân chia đền thành nhiều kiểu dáng khác nhau.

  • Đền chữ nhật truyền thống: Với những hình khối đơn giản, lối vào sẽ được định vị bằng 2 cột trước sảnh tạo nên một bố cục cân đối và rất thân thuộc. 
  • Kiểu dáng chữ nhật kết hợp với tường: Mặt đứng không chỉ gồm các cột mà còn được tích hợp thêm các bức tường đá nhằm giúp gia cố thêm phần kết cấu mái và tạo chiều sâu về mặt thị giác.
  • Đền tiền sảnh 4 cột: Mỗi một công trình đều được bố trí 4 cột ở mặt tiền sảnh, tạo nên tính đối xứng tuyệt đối, một trong những giá trị cốt lõi của mỹ học Hy Lạp cổ đại. 
  • Đền với kiểu dáng cột bao quanh vòng ngoài: Các hàng cột sẽ được bao quanh công trình theo hình chữ nhật, mang đến một cảm giác uy nghi, vững chãi.
  • Đền hình tròn: Với thiết kế dạng vòng tròn với cột bao quang đồng tâm, thường dùng cho các công trình có ý nghĩa thiêng liêng cao. 

Mỗi một hình thức đều được người Hy Lạp vận dụng một cách linh hoạt tùy theo chức năng của nền và vị trí địa lý nơi chúng được xây dựng, nhưng tất cả chúng đều có một điểm chung đó là đều hướng đến sự thanh thoát, tính vững chãi và trường tồn. 

Những kiệt tác kiến trúc Hy Lạp cổ đại vượt thời gian

Nền văn minh Hy Lạp cổ đại không chỉ để lại dấu ấn trong triết học, chính trị, nghệ thuật mà còn truyền lại cho thế hệ sau này một di sản kiến trúc vĩ đại. Trải qua hàng thiên niên kỷ, những công trình Hy Lạp cổ đại vẫn sừng sững như một lời nhắc nhở về sự trường tồn của một nền văn hóa từng đứng ở đỉnh cao của nhân loại. 

Acropolis Athens

Acropolis Athens
Acropolis Athens

Được mệnh danh là thành phố trên cao, quần thể Acropolis được biết đến nằm ở độ cao hơn 150 so với mực nước biển và đây là trung tâm tôn giáo, chính trị và văn hóa của Hy Lạp cổ đại. Nơi đây hội tụ rất nhiều công trình mang đậm tinh thần Hy Lạp cổ như đền Parthenon, Erechtheion và cổng Propylaea. Mỗi một viên đá ở nơi đây đều mang trong mình những câu chuyện thần thoại, nghệ thuật và lòng tôn kính thần linh. 

Đền Zeus Olympios

Đền Zeus Olympios được biết đến là biểu tượng của vương quyền, nó được tọa lạc ngay dưới chân đồi Acropolis, ngôi đền thờ thần Zeus từng được sở hữu tới 104 cột đá cẩm thạch với chiều cao khổng lồ, đây là một trong những ngôi đền lớn nhất Hy Lạp cổ đại. 

Đền Zeus Olympios
Đền Zeus Olympios

Mặc dù thời gian và chiến tranh đã khiến 1 phần lớn cấu trúc bị sụp đổ, nhưng những tàn tích còn lại vẫn đủ để khiến cho chúng ta khơi dậy sự ngưỡng mộ đối với công trình này. 

Đền Apollo ở Bassae

Đền Apollo ở Bassae
Đền Apollo ở Bassae

Đền Apollo khác so với những đền thờ thông thường, ngôi đền thờ thần Apollo nổi bật với sự kết hợp hiếm có giữa 3 loại cột đó là Doric, Ionic và Corinthian. Điều này khiến cho nó trở thành một trong những công trình nghiên cứu kiến trúc Hy Lạp cổ đại quan trọng nhất hiện nay, không chỉ bởi vị trí nằm biệt lập mà nó còn vì giá trị nghệ thuật độc đáo.

Delphi và đền Athena Pronaia

Delphi và đền Athena Pronaia
Delphi và đền Athena Pronaia

Đền Athena là một trong những ngôi đền không thể thiếu trong hệ thống thánh địa của Hy Lạp cổ, Delphi là nơi quy tụ của tri thức và niềm tin. Ngôi đền Athena được xây dựng theo thức cốt Doric với quy mô rất hoành tráng, nó thể hiện sự kết hợp giữa tính thiêng liêng và thẩm mỹ, giữa tín ngưỡng tôn giáo và sự hài hòa trong bố cục của kiến trúc. 

Đền Poseidon tại Cape Sounion

Đền Poseidon tại Cape Sounion
Đền Poseidon tại Cape Sounion

Đền Poseidon nằm ở ven biển Aegean, ngôi đền này là một trong những minh chứng rõ nét nhất với sự kết hợp giữa thiên nhiên và kiến trúc. Mặc dù chỉ còn 16 cột đá còn đứng vững, nhưng sự hùng vĩ, mạnh mẽ của thức cột Doric vẫn còn được thể hiện một cách rất rõ nét. Đây từng là nơi người Hy Lạp cổ cầu nguyện trước mỗi chuyến ra khơi. 

Nhà hát Ephesus

Nhà hát Ephesus
Nhà hát Ephesus

Nằm ở thành phố cổ Ephesus ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, nhà hát này là một trong những kiệt tác về công năng và thẩm mỹ. Với thiết kế hình bán nguyệt không chỉ đảm bảo âm thanh lan tỏa tự nhiên mà còn tạo nên hiệu ứng thị giác vô cùng ấn tượng. Dù công trình đã hơn 2000 năm tuổi, nhưng nơi đây vẫn là một trong những điểm tổ chức các sự kiện nghệ thuật quốc tế. 

Erechtheion

Đền Erechtheion
Đền Erechtheion

Erechtheion khác so với những ngôi đền thông thương, nó được xây dựng để tôn vinh cả Athena lẫn Poseidon. Đây là một trong những kiến trúc điển hình về thức cột Ionic được ứng dụng một cách rất linh hoạt trong công trình tôn giáo.

Nhà hát Epidaurus 

Nhà hát Epidaurus 
Nhà hát Epidaurus

Không chỉ nổi bật với sức chứa lên đến 14000 khán giả, mà còn rất nổi danh với khả năng truyền âm rất hoàn hảo, dù người ngồi ở những hàng ghế cuối cùng cũng vẫn có thể nghe thấy rõ tiếng thì thầm từ phía sân khấu. Đây được coi là một trong những minh chứng cho khả năng tính toán không gian và vật liệu vượt bậc của các kiến trúc Hy Lạp cổ đại. 

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại không chỉ là nền tảng định hình phong cách xây dựng Phương Tây mà nó còn là minh chứng sống động cho trí tuệ, nghệ thuật và tư duy thẩm mỹ vượt thời đại. Vậy kiến trúc Hy Lạp cổ đại là gì? Lịch sử hình thành và phát triển, những dấu ấn đặc trưng đều được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về dạng kiến trúc này. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

 

Tham khảo các bài viết có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan

yêu cầu tư vấn

Đăng kí
nhận báo giá

Nói chuyện cùng
kiến trúc sư

Lên đầu trang