Bài viết

Kiến trúc cổ điển là gì? Lịch Sử, tác động và đặc trưng của kiến trúc cổ điển

Kiến trúc cổ điển được coi là một trong những lối kiến trúc tinh tế và có giá trị cao về mặt lịch sử, nó được xem là biểu tượng của sự cân đối, hài hòa và trường tồn với thời gian. Với những đường nét tỉ mỉ, cùng bố cục cân đối với các chi tiết trang trí tinh xảo như cột, vòm hay phù điêu, kiến trúc cổ điển không chỉ phản ánh giá trị về mặt thẩm mỹ vượt thời gian mà còn thể hiện được tư duy quy chuẩn và nguyên tắc trong nghệ thuật xây dựng. 

Vậy kiến trúc cổ điển là gì? Lịch sử kiến trúc cổ điển qua các thời kỳ như thế nào? Những phong cách kiến trúc cổ điển phổ biến sẽ được Kiến trúc Biscons khắc họa trong nội dung dưới đây của bài viết.

Kiến trúc cổ điển là gì?

Kiến trúc cổ điển là một trong những trường phái nghệ thuật kiến trúc được hình thành từ những nền văn minh cổ xưa như Hy Lạp, La Mã và nó phát triển rất mạnh mẽ cho đến cuối thế kỷ XVII. Đây là giai đoạn đánh dấu sự tôn vinh các nguyên tắc liên quan tới tỷ lệ, sự đối xứng và hình học cân bằng những yếu tố làm nên tính chuẩn mực thẩm mỹ cho cả một thời kỳ. 

Kiến trúc cổ điển là gì?
Kiến trúc cổ điển là gì?

Thay vì phụ thuộc vào những công nghệ hiện đại, ngày nay kiến trúc cổ điển chủ yếu vẫn sử dụng các loại vật liệu tự nhiên như đá nguyên khối, gỗ quý, gạch nung được chạm khắc một cách tinh xảo để tạo nên vẻ uy nghi, sang trọng.

Đặc trưng rõ nét của phong cách kiến trúc cổ điển nằm ở những hàng cột cao lớn theo những chuẩn thức (Doric, Ionic, Corinthian), những mái vòm cong đầy kiêu hãnh, cùng với những chi tiết trang trí đầy sự tỉ mỉ và công phu tượng trưng cho quyền lực và sự cao quý.

Kiến trúc cổ điển không chỉ là biểu tượng của một thời kỳ rực rỡ trong lịch sử xây dựng mà còn là một trong những minh chứng sống động cho trí tuệ, tinh thần sáng tạo vượt thời đại. Cho đến nay, những công trình cổ điển vẫn còn đứng vững như những di sản vô giá của nhân loại mà còn là niềm tự hào về văn hóa cho những quốc gia sở hữu chúng. 

Lịch sử kiến trúc cổ điển qua từng thời kỳ

Kiến trúc cổ điển không chỉ đơn thuần là một phong cách thiết kế mà nó còn là một trong những ký ức sâu đậm của nền văn minh nhân loại. Bắt nguồn từ thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, kiến trúc cổ điển được chắt lọc và hoàn thiện của từng giai đoạn phát triển của xã hội, để trở thành nền tảng quan trọng cho nhiều phong cách kiến trúc sau này.

Khởi đầu vào khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên, những công trình đầu tiên của kiến trúc cổ điển được hình thành tại Hy Lạp với những cấu trúc đơn giản, mang đậm tính biểu tượng, đặc biệt với hệ cột Doric trụ tròn, chưa có đế và hoàn toàn không sử dụng những họa tiết phức tạp. Bước tiếp sang thời kỳ Hy Lạp hóa, lối thiết kế bắt đầu trở nên thanh thoát hơn rất nhiều, các cột mảnh mai và phần chi tiết cũng được chạm khắc một cách tỉ mỉ hơn. 

Khi thời đại của đế chế La Mã nổi dậy, kiến trúc cổ điển bắt đầu có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Việc phát minh và ứng dụng bê tông thay thế cho những khối đá lớn tạo nên được những mái vòm cong với quy mô lớn. Những yếu tố liên quan tới kỹ thuật này mở ra khả năng sáng tạo không giới hạn cho những công trình đền đài, đầu trường hay cả hệ thống thủy lợi thời La Mã.

Lịch sử kiến trúc cổ điển qua từng thời kỳ
Lịch sử kiến trúc cổ điển qua từng thời kỳ

Sự lan rộng của phong cách kiến trúc cổ điển tiếp tục diễn ra dưới triều đại Byzantine, nơi mà các loại vật liệu quý như đá hoa cương, đá bán quý được sử dụng và đưa vào kiến trúc rất nhiều tạo ra một vẻ đẹp lộng lẫy và đậm chất tôn giáo.

Tới thời Romanesque và Gothic thì kiến trúc cổ điện được kết hợp với một số yếu tố đặc trưng mới như mái vòm bán cầu, trụ bay và cửa kính màu, tạo nên những kiến trúc nhà thờ, lâu đài đầy sự mê hoặc hiện diện trên khắp Châu Âu. 

Bước sang đến thời kỳ Phục Hưng thì kiến trúc cổ điển như lại được hồi sinh một lần nữa với một hình hài mới hiện đại hơn, với cá nguyên tắc tỷ lệ vàng, tính đối xứng và trật tự trong bố cục được các kiến trúc sư người ý như Brunelleschi hay Palladio kế thừa và phát huy một cách mạnh mẽ. Ở giai đoạn Baroque và Rococo sau đó đã đưa phong cách cổ điển lên một tầm cao mới với những khối kiến trúc rất độc đáo và sử dụng ánh sáng, màu sắc một cách rất sáng tạo. 

Đến giai đoạn Tân cổ điển thì thế giới bắt đầu lại quay trở lại với những giá trị cốt lõi, giảm thiểu những họa tiết, để cao công năng và tính cân bằng rất phù hợp với phong trào tư tưởng khai sáng đang lên ngôi ở thời điểm đó. 

Trong giai đoạn hiện đại và hậu hiện đại tuy các kiến trúc cổ điển không còn là phong cách chủ đạo nhưng những tinh thần của vẫn luôn tái hiện một cách khéo léo trong nhiều công trình cao cấp, biệt thự sang trọng ngày nay. 

Trải qua hàng ngàn năm phát triển, theo sự phát triển của thế giới, kiến trúc cổ điển không chỉ phản ánh lịch sử của kiến trúc và thẩm mỹ mà còn là một minh chứng sống trường tồn khi mà nó vẫn được ứng dụng và tôn vinh cho đến tại ngày nay và cả mai sau. 

Tác động của kiến trúc cổ điển đến kiến trúc đương đại

Dù đã trải qua hàng thế kỷ nhưng tinh thần của kiến trúc cổ điển vẫn hiện hữu một cách rất rõ nét trong nhiều công trình kiến trúc xây dựng hiện đại. Kiến trúc cổ điển không chỉ là di sản của quá khứ mà những giá trị kiến trúc cổ điển mang lại đã và đang được kiến trúc đương đại kế thừa và chuyển hóa một cách sáng tạo không ngừng. 

Tác động của kiến trúc cổ điển đến kiến trúc đương đại
Tác động của kiến trúc cổ điển đến kiến trúc đương đại

Các yếu tố như tính đối xứng trong bố cục, tỷ lệ hài hòa giữa các khối không gian, cùng với đó là sự kết hợp mượt mà giữa hình học và mỹ thuật, vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho nhiều dự án kiến trúc ngày nay. Cho dù vật liệu, kỹ thuật thi công có thể thay đổi theo thời đợi nhưng hơi thở của kiến trúc cổ điển vẫn luôn còn đó.

Không ít những công trình hiện đại ngày nay sử dụng những chi tiết lấy cảm hứng từ ngôn ngữ thiết kế kiến trúc cổ điển, những hàng cột lớn trang trí ở mặt tiền, mái vòm cong nhẹ, hay chỉ đơn giản là những đường gờ chỉ tinh tế,… chúng đều được tái hiện bằng những loại vật liệu mới. Sự hòa trộn giữa quá khứ và hiện tại không chỉ tạo nên giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn giúp nâng cao được chất lượng công trình về mặt công năng lẫn độ bền. 

Điều đáng chú ý là kiến trúc hiện đại không phải là sự đoạn tuyệt với quá khứ mà đó là quá trình chọn lọc, kế thừa và chuyển hóa. Rất nhiều các công trình như nhà hát, viện bảo tàng, trung tâm văn hóa hay những căn biệt thự cao cấp hiện nay đều sử dụng những tỷ lệ không gian kinh điển để thể hiện sự tiếp nối giữa phong cách thiết kế xưa và tư duy thiết kế mới ngày nay.

Những trường phái kiến trúc cổ điển nổi bật

Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nền kiến trúc nhân loại thì phong cách cổ điển đã hình thành nên những biểu tượng vững bền, nó không chỉ phản ánh đặc trưng về thẩm mỹ qua từng thời kỳ mà nó còn thể hiện rõ vị thế, quyền lực và khát vọng vươn đến những cái đẹp hoàn mỹ của con người. 

Dưới đây là những phong cách kiến trúc cổ điển nổi bật mà bạn có thể tham khảo. 

Kiến trúc cổ điển Pháp

Phong cách kiến trúc cổ điển Pháp được khởi nguồn từ thời kỳ vua chúa và quý tộc, khi mà các công trình kiến trúc không chỉ là nơi để ở mà nó còn là biểu tượng của sự thị uy và thể hiện sự giàu có, xa hoa. 

Kiến trúc cổ điển Pháp
Kiến trúc cổ điển Pháp

Đặc trưng của phong cách này đó chính là phần mặt tiền đối xứng, các cột trụ cao vút, mái vòm uốn cong cùng với hệ thống phào chỉ, phù điêu được trang trí một cách rất công phu

Với không gian kiến trúc rộng lớn, có chiều sâu và được tổ chức theo trục dọc với sự nhấn mạnh vào điểm trung tâm tạo nên cảm giác rất bề thế và sang trọng. Nổi bật trong trường phái kiến trúc cổ điển Pháp này là Cung điện Versailles, một trong những kiệt tác hội tụ mọi chuẩn mực của nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp. 

Kiến trúc cổ điển Châu Âu

Kiến trúc cổ điển Châu Âu là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa Hy Lạp, La Mã, cùng với tinh thần phục hưng Ý và phong cách tân cổ điển của thế kỷ XVII – XIX. Mỗi một công trình đều mang theo hơi thở của văn hóa khu vực, nhưng lại có cùng chung tinh thần đề cao tỷ lệ, hình khối và tính biểu tượng của từng chi tiết. 

Kiến trúc cổ điển Châu Âu
Kiến trúc cổ điển Châu Âu

Từ các nhà thờ mang phong cách Gothic với những phần mái vòm nhọn vươn cao, đến những quảng trường hay nhà hát lộng lẫy, tất cả những công trình đó đều thể hiện triết lý cái đẹp nằm trong sự cân bằng. Một trong những quan niệm mang tính cốt lõi trong các kiến trúc cổ điển Châu Âu.

Những công trình tiêu biểu như Nhà thờ Đức Bà Paris và Quảng trường St. Mark’s ở Venice, nơi mà không gian, ánh sáng và kiến trúc được hòa quyện với nhau tạo nên một trải nghiệm trọn vẹn

Kiến trúc cổ điển La Mã (Roman)

Nếu kiến trúc cổ điển Pháp thiên về biểu cảm thẩm mỹ  hay kiến trúc Châu Âu chú trọng sự hài hào về văn hóa thì kiến trúc Roman sẽ là sự thể hiện rõ nét nhất của kỹ thuật xây dựng vượt thời đại. Các công trình La Mã cổ đại được xây dựng với quy mô lớn, sử dụng kiến trúc vòm cuốn, cột trụ chắc chắn. 

Kiến trúc cổ điển La Mã (Roman)
Kiến trúc cổ điển La Mã (Roman)

Các đấu trường, khu vực nhà tắm công cộng, cổng vòm,… Không chỉ phục vụ đời sống hàng ngày mà còn thể hiện rõ tính chất xã hội và trình độ kỹ thuật cao. Công trình đấu trường Colosseum là một trong những biểu tượng bất hủ của thời kỳ kiến trúc cổ điển La Mã cổ đại là minh chứng rõ ràng cho khả năng kết hợp giữa kết cấu và tính thẩm mỹ 

Những đặc điểm nổi bật của kiến trúc cổ điển

Kiến trúc cổ điển không chỉ là một phong cách thiết kế mà nó là biểu hiện của triết lý thẩm mỹ và tư tưởng nhân văn của thời đại. Những công trình mang đậm dấu ấn cổ điển luôn toát lên sự uy nghi, tính bền vững và sự thanh lịch. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của kiến trúc cổ điển mà bạn có thể tham khảo.

Những đặc điểm nổi bật của kiến trúc cổ điển
Những đặc điểm nổi bật của kiến trúc cổ điển
  • Cấu trúc cân xứng và sự cân bằng: Một trong những yếu tố không thể thiếu trong kiến trúc cổ điển đó chính là tính đối xứng. Bố cục của mặt tiền, các vị trí cửa sổ, hệ cột cho đến mái đều được thiết kế theo trục trung tâm tạo nên cảm giác ổn định, trang nghiêm và cũng rất dễ chịu về mặt thị giác. 
  • Nghệ thuật trang trí cùng với những chi tiết tinh xảo: Các công trình theo phong cách kiến trúc cổ điển thường sẽ gây nhiều ấn tượng mạnh bởi những hệ thống hoa văn rất phong phú, từ những bức phù điêu, phào chỉ cho đến những bức tượng trang trí. 
  • Các thức cột: Phần cột trụ sẽ là chi tiết kiến trúc mang tính biểu tượng của trường phái kiến trúc cổ điển. Trong đó có 2 loại cột nổi bật đó là Doric thể hiện sự rắn chắc và đơn giản, Lonic thể hiện sự thanh thoát, uốn lượn và Corinthian thể hiện hoa văn phức tạp, đầu cột hình lá Acanthus. 
  • Mái vòm biểu tượng của sự vĩnh cửu: Phần mái vòm lớn thường được sử dụng trong các công trình như nhà thờ, bảo tàng, quảng trường. Vòm không chỉ tạo nên hiệu ứng về thị giác mà còn giúp nâng cao tính kết cấu và khả năng phân bổ trọng lực, cho thấy trình độ kỹ thuật tiên tiến của kiến trúc cổ điển. 
  • Màu sắc trong kiến trúc cổ điển: Với tông màu chủ đạo nghiêng về những gam màu trung tính như màu trắng kem, nâu, vàng đồng, xanh cổ điển,… Những sắc độ này thường sẽ không quá rực rỡ nên rất dễ hòa hợp với các vật liệu tự nhiên như đá và gỗ. 
  • Vật liệu sự lựa chọn mang tính biểu tượng: Các công trình kiến trúc cổ điển thường ưu tiên những loại vật liệu cao cấp như đá hoa cương, cẩm thạch, đồng thau và các loại gỗ tự nhiên. Những vật liệu này không chỉ đảm bảo độ bền theo thời gian mà còn tạo nên vẻ đẹp sang trọng, vững chãi.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kiến trúc cổ điển vẫn giữ nguyên cho mình giá trị về thẩm mỹ và tư tưởng nhân văn sâu sắc, nó đã trở thành một biểu tượng của vẻ đẹp vượt thời gian. Không chỉ thể hiện sự tinh tế qua từng đường nét và họa tiết mà còn phản ánh một nền văn minh đã từng đạt đến đỉnh cảo của nghệ thuật kiến trúc.

Tham khảo các bài viết có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan

yêu cầu tư vấn

Đăng kí
nhận báo giá

Nói chuyện cùng
kiến trúc sư

Lên đầu trang