Bài viết

Độ sụt bê tông là gì? Công thức tính, Cách lựa chọn độ sụt cho từng loại công trình

Độ sụt bê tông được biết đến là một trong những thuật ngữ rất quan trọng trong ngành xây dựng, tuy nhiên thì không phải ai cũng biết và hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy độ sụt bê tông là gì? Cách tính độ sụt bê tông như thế nào cho đúng? Tất cả thắc mắc sẽ được Kiến Trúc Biscons giải đáp đến bạn trong nội dung dưới đây của bài viết. 

Tìm hiểu độ sụt bê tông là gì?

Trong ngành xây dựng thì việc kiểm tra độ sụt bê tông là một trong những công đoạn bắt buộc phải thực hiện. Quá trình này sẽ được tiến hành ngay tại công trường. Việc kiểm tra độ sụt nhằm xác định được độ cứng, độ chắc chắn của các mẫu bê tông trước khi tiến hành các bước đổ bê tông để thi công công trình. 

Vậy độ sụt bê tông là gì? Độ sụt bê tông chính là độ cứng của hỗn hợp bê tông mang tính lỏng và ẩm ướt. Nói cách khác để bạn có thể dễ hiểu hơn là đo độ sụt bê tông chính là đô chiều cao của hỗn hợp bê tông sau khi tiến hành đổ vào nón. Độ sụt giảm khác nhau tùy thuộc vào những mẫu bê tông.

Tìm hiểu độ sụt bê tông là gì?
Tìm hiểu độ sụt bê tông là gì?

Thông thương đối với công trình như xây dựng đường vỉa hè thì các mẫu bê tông sẽ có độ sụt cao, còn đối với những mẫu bê tông có độ sụt thấp hơn thì sẽ được sử dụng cho việc xây dựng. 

Khái niệm về độ sụt bê tông cũng đồng nghĩa với khái niệm liên quan tới độ lưu động của vữa bê tông. Các khái niệm này đưa ra nhằm mục đích đánh giá khả năng dễ chảy của hỗn hợp bê tông dưới phần tác dụng của rung động hoặc dựa vào trọng lượng của mẫu.

Ở những giai đoạn đầu thì bê tông sẽ ở dạng lỏng để việc thi công được thực hiện dễ dàng. Vật liệu bê tông lúc này dễ dàng chứa đựng và vận chuyển, nó cũng dễ dàng để tạo hình khi đổ vào khuôn. Đặc tính lưu động này sẽ được đo lường thông qua chỉ số độ sụt của vữa bê tông trước khi tiến hành đổ.

Bạn có thể hiểu đơn giản là nó sẽ được tiến hành đo lường chiều cao của hỗn hợp bê tông sau khi đổ vào một khuôn hình nón chuyên dụng và được thao tác thả tự do. Khi bê tông tươi được đổ vào dụng cụ này, nó sẽ được nén lại do lực tác động của trọng lực và khả năng chảy của vữa. 

Công thức tính độ sụt của bê tông

Trước khi đi tìm hiểu về độ sụt bê tông của từng hạng mục thi công và các công trình thì bạn cần phải tìm hiểu về cách tính độ sụt bê tông như thế nào cho chuẩn. 

Độ sụt bê tông sẽ được xác định dựa theo tiêu chuẩn ASTM C143-90A hoặc được áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 3105-93 của Việt Nam và được ký hiệu là SN, đơn vị là cm. 

Công thức tính độ sụt của bê tông
Công thức tính độ sụt của bê tông

Dụng cụ được sử dụng để đo vào kiểm tra độ sụt bê tông sẽ bao gồm:

  • Côn Abrams với kích thước 203x102x305mm có phần đáy và miệng hở. 
  • Dụng cụ tiếp theo là que dầm hình trụ tròn với đường kính là 1.6 cm và dài 60cm. 

Công thức tính độ sụt bê tông sẽ như sau: 

Độ sụt = 305 – [Chiều cao của bê tông tươi] 

Căn cứ vào độ sụt của bê tông thì hiện nay bê tông sẽ được phân chia thành 3 loại đó là: 

  • Bê tông loại dẻo với SN < 8. 
  • Bê tông loại siêu dẻo có SN = 10 – 22cm. 
  • Và cuối cùng là loại cứng SN. 

Độ sụt bê tông trong công trình bao nhiêu là hợp lý?

Khi trong quá trình thi công thì độ sụt bê tông là một trong những tiêu chí quan trọng để giúp đảm bảo chất lượng công trình. Độ sụt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thi công, tính đồng nhất, cũng như độ bền của bê tông sau khi hoàn thiện. 

Hiện nay thì các loại bê tông đều được sản xuất theo các mác bê tông như M200, M250, M300, M350 hay thậm chí mà M400,… đối với những loại công trình dân dụng nhỏ như nhà ở thì thường sẽ sử dụng loại bê tông mác 250 hoặc loại bê tông mác 300. 

Độ sụt bê tông trong công trình bao nhiêu là hợp lý?
Độ sụt bê tông trong công trình bao nhiêu là hợp lý?

Cách lựa chọn độ sụt bê tông cho từng loại công trình

Việc lựa chọn độ sụt bê tông thường sẽ phải phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố và nó cũng sẽ tương ứng với từng hạng mục thi công, phương pháp thi công, loại bê tông sử dụng và liên quan tới cả điều kiện về thời tiết,…

  • Đối với những công trình dân dựng nhỏ nhà dưới 3 tầng thì thường sẽ sử dụng bê tông M200 với độ sụt bê tông thường sẽ là 10 ± 2. Với những nhà có nhịp dầm lớn thì có thể lựa chọn sử dụng bê tông M250 với độ sụt tối đa 12 ± 2 khi sử dụng bơm.
  • Đối với những công trình dân dụng nhà ở từ 4 – 6 tầng thì mác bê tông phổ biến thường được sử dụng là M250, với độ sụt bê tông khoảng 10 ± 2. Khi có vượt nhịp lớn giữa các dầm thì có thể sử dụng bê tông M300 với độ sụt 12 ± 2 khi sử dụng bơm. 
  • Đối với những công trình cao từ 6 tầng trở lên thì mác bê tông phổ biến được sử dụng đó là M300 với độ sụt khoảng 12 ± 2.

Còn đối với trường hợp bê tông móng đổ trực tiếp không dùng bơm thì độ sụt sẽ nằm trong khoảng 6 ± 2 là hợp lý.

Ngoài ra đối với những công trình lớn như nhà kho, nhà xưởng, móng nhà cao tầng,… thì yêu cầu bê tông mác từ M300 – M400. Đối với một số cấu kiện đặc biệt như cọc bê tông đúc sẵn hoặc dầm cầu thì độ sụt bê tông sẽ giao động từ 12 ± 2 đến 20 ± 2 tùy thuộc vào yêu cầu của từng hạng mục. 

Bảng tiêu chuẩn độ sụt bê tông

Để tiện cho quá trình tham khảo và áp dụng trong thi công thì dưới đây là bảng tiêu chuẩn về độ sụt bê tông theo mác bê tông mà bạn có thể tham khảo: 

 

Cường độ bê tông (Mác) Tiêu chuẩn độ sụt (mm)
M100 120 ± 20
M150 120 ± 20
M200 120 ± 20
M250 120 ± 20
M300 120 ± 20
M350 120 ± 20
M400 120 ± 20
M450 120 ± 20
M500 120 ± 20

Một số bước kiểm tra độ sụt bê tông chuẩn xác

Trong quá trình thi công, như chúng tôi cũng đã nói rất nhiều rằng việc kiểm tra độ sụt bê tông là một trong những bước rất quan trọng để đảm bảo được chất lượng, cũng như tính đồng nhất của bê tông. Dưới đây sẽ là các bước chi tiết để kiểm tra độ sụt bê tông một cách chính xác nhất. 

Một số bước kiểm tra độ sụt bê tông chuẩn xác
Một số bước kiểm tra độ sụt bê tông chuẩn xác
  • Bước 1: Chuẩn bị thiết bị và cố định nón sụt, trước khi tiến hành kiểm tra ra cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết. Đầu tiên, cần cố định nón sụt trên mâm đo độ sụt sao cho chắc chắn, sử dụng chân giữ cố định nón. Sau đó tiến hành đổ hỗn hợp bê tông mẫu vào côn thử, bắt đầu lấp đầy khoảng ⅓ côn. Sử dụng đầm sắt đầm chặt và đều tay, mỗi lớp 25 lần theo hình tròn của côn. Quá trình này sẽ giúp cho hỗn hợp bê tông được chắc chắn và loại bỏ phần không khí bên trong để việc đo đạc được chính xác hơn.
  • Bước 2: Đổ bê tông vào nón và tiếp tục đầm nén, tiếp tục đổ bê tông vào côn thử, mỗi lớp đầm nén 25 lần cho đến khi côn đầy, nếu thấy hỗn hợp chưa đủ đầm nén thì tiếp tục thêm bê tông vào và tiếp tục quá trình đầm nén. Sau khi đầy, dùng que thép để gạt phần bê tông thường trên miệng côn sao cho phần mặt bê tông trở nên phẳng là được. Tiến hành rút côn theo chiều thẳng đứng trong vòng 5 giây, tránh tình trạng để côn bị lệch hay có tác động từ ngoại lực làm thay đổi kết quả đo. 
  • Bước 3: Đo độ sụt của bê tông, khi côn đã được rút ra khỏi mẫu bê tông thì chờ khoảng 5 giây để cho hỗn hợp được ổn định. Tiếp theo tiến hành quay ngược nón và đặt vào bên cạnh mẫu. Dùng sắt đặt lên trên côn và sử dụng thước đo chuyên dụng để đo độ sụt bê tông. Quá trình này sẽ giúp bạn kiểm tra được độ sụt của bê tông, từ đó có thể đánh giá được tính đồng nhất của hỗn hợp và giúp bạn xác định được mức độ chảy lỏng của bê tông để từ đó có thể điều chỉnh phương pháp thi công phù hợp. 

Vậy độ sụt bê tông là gì? Công thức tính độ sụt bê tông và  độ sụt bê tông trong công trình bao nhiêu là hợp lý? Tất cả đều được chúng tôi giải đáp đến bạn. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống. 

Tham khảo các bài viết có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan

yêu cầu tư vấn

Đăng kí
nhận báo giá

Nói chuyện cùng
kiến trúc sư

Lên đầu trang