Khi nhắc đến một trong những dấu ấn vĩ đại trong lịch sử kiến trúc thế giới thì không thể không nhắc đến kiến trúc La Mã cổ đại, đây là một trong những biểu tượng của sự sáng tạo, kỹ thuật xây dựng và tầm nhìn vượt thời đại. Được hình thành và phát triển mạnh mẽ từ những thế I TCN, kiến trúc La Mã cổ đại không chỉ được kế thừa tinh hoa từ nền văn hóa Hy Lạp mà còn có rất nhiều các bước tiến vượt bậc về kỹ thuật xây dựng và tổ chức không gian.
Để có thể hiểu hơn về kiến trúc La Mã cổ đại là gì? Đặc trưng của loại kiến trúc này và những công trình La Mã nổi tiếng. Hãy cùng Kiến trúc Biscons tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây của bài viết.
Mục lục
Kiến trúc La Mã cổ đại là gì?
Trong hành trình phát triển của nền văn minh nhân loại thì kiến trúc La Mã cổ đại nổi lên như một biểu tượng của nền kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, tổ chức đô thị và thẩm mỹ không gian vượt thời đại.

Xuất hiện từ hàng thế kỷ TCN, lối kiến trúc La Mã cổ đại không chỉ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phong cách kiến trúc Hy Lạp mà còn có cho mình những bước tiến vượt bậc nhờ vào tư duy cải tiến và khả năng ứng dụng vật liệu mới của người La Mã.
Kiến trúc La Mã cổ đại khác với sự trang nghiêm và chuẩn mực trong hình khối như kiến trúc Hy Lạp, người La Mã cổ đã đưa vào công trình của mình sự mềm mại và tinh tế trong các thiết kế vòm, sự hoành tráng trong kết cấu tường chịu lực, cũng như khả năng có thể bao phủ một không gian rất lớn và vẫn đảm bảo được tính bền vững cho công trình.
Bằng việc phát minh và sử dụng bê tông trong xây dựng của người La Mã, họ không những đã tạo ra được những công trình phục vụ đời sống tâm linh như đền thờ mà còn tạo ra những công trình mang đậm tính chất dân dựng như cầu dẫn nước, đấu trường, quảng trường, các nhà tắm công cộng,…
Cho đến nay thì các công trình kiến trúc La Mã cổ đại vẫn là một trong những nền tăng được sử dụng để tham khảo và tái hiện lại nhiều nhất trong những công trình hiện đại mang phong cách cổ điển ngày nay, nơi mà nghệ thuật, kỹ thuật và công năng được hòa quyện lại làm một.
Đặc trưng vượt thời gian của kiến trúc La Mã cổ đại
Kiến trúc La Mã cổ đại không chỉ đơn thuần là một sự kế thừa từ nền văn minh Hy Lạp mà nó còn được coi là một minh chứng cho khả năng sáng tạo vượt bậc và tư duy thực tiễn trong xây dựng của người La Mã. Các công trình trải qua hàng ngàn năm, nhưng những dấu ấn ấy vẫn còn được thể hiện rõ nét qua từng chi tiết, từng khối đá, mái vòm và hệ thống kỹ thuật hạ tầng ẩn sâu bên trong mỗi công trình.

Sự ra đời của bê tông
Sự ra đời của bê tông được biết đến là một trong những bước ngoặt lớn nhất trong lịch sự xây dựng, không phải là kim loại, cũng chẳng phải gỗ đá thuần túy mà nó là một vật liệu kết dính cao bằng cách phối trộn vôi, tro núi lửa và nước biển, họ đã tạo ra một loại hỗn hợp không chỉ dễ dàng cho việc thi công mà còn có khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt suốt hàng thế kỷ.
Điều đặc biệt mà loại bê tông này khác so với bê tông hiện đại đó là nó không khô cứng theo cơ chế bốc hơi nước mà nó đông cứng nhờ vào phản ứng hóa học trong môi trường ẩm, đó chính là điều khiến cho rất nhiều các công trình như đấu trường hay Pantheon vẫn tồn tại bền vững cho tới tận ngày nay.
Mái vòm cùng kết cấu không gian mở
Thay vì những mái bằng hoặc dốc truyền thống, người La Mã đã đưa vào kiến trúc của mình những mái vòm rất đồ sộ, không chỉ góp phần trang trí mà nó còn giúp phân tán lực một cách rất hiệu quả, mở rộng không gian mà không cần đến quá nhiều trụ cột bên trong.
Cấu trúc mái vòm với hình bán cầu, như mái của Pantheon tại Rome, công trình này không chỉ tạo nên một vẻ đẹp ngoạn mục mà còn góp phần tối ưu được luồng không khí và ánh sáng tạo cảm giác thông thoáng phía trong công trình.
Hệ thống thoát nước ngầm
Một trong những đặc điểm ít được nhắc đến nhưng nó lại rất quan trọng trong kiến trúc La Mã đó chính là hệ thống thoát nước đô thị. Người La Mã, họ thiết lập các kênh dẫn, ống cống ngầm và giếng thông hơi một cách rất bài bản ở dưới nền các công trình, giúp cho việc kiểm soát triệt để các tình trạng ứ đọng nước và bảo vệ các công trình khỏi ẩm mốc hoặc xói mòn theo thời gian.
Không chỉ dừng lại ở đó mà những đường hầm dưới lòng đất này cũng được sử dụng như một lối thoát hiểm, đường đi bí mật trong các cuộc chiến tranh và nổi loạn, nó cho thấy sự kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật xây dựng và chiến lược phòng thủ của người La Mã bấy giờ.
Những công trình biểu tượng của kiến trúc La Mã cổ đại
Kiến trúc La Mã cổ đại là minh chứng cho tài năng và trí tuệ của người La Lã. Dưới đây sẽ là những công trình kiến trúc thể hiện tinh thần của một đế chế vĩ đại từng thống trị cả một nền văn minh. Trải qua hàng ngàn năm, chúng vẫn đứng vững như một biểu tượng vững chắc và vẻ đẹp vượt thời gian.
Pantheon ngôi đền của mọi vị thần
Ngôi đền Pantheon nằm giữa lòng Rome sôi động, đây là một trong những biểu tượng của sự sáng tạo và tay nghề bậc thầy của các kiến trúc sư La Mã cổ. Được khởi công vào đầu thế kỷ thứ II dưới triều đại của Hoàng đế Hadrian, ngôi đền mang trên mình một mái vòm rất lớn, mái vòm lớn nhất thế giới thời bấy giờ với đường kính lên đến 43.3m.

Với đặc điểm không thể không nhắc đến đó là oculus một lỗ tròn duy nhất nằm trên đỉnh vòm cho ánh sáng tự nhiên chiếu vào tạo ra một hiệu ứng chuyển động của thời gian và ánh sáng đi vào bên trong lòng đền. Đến này Pantheon vẫn là một công trình mái vòm không gia cố lớn nhất còn nguyên vẹn và nó là một trong những minh chứng trường tồn của kỹ thuật bê tông La Mã.
Đấu trường Colosseum
Colosseum được biết đến không chỉ là một đấu trường mà nó còn là trung tâm văn hóa xã hội của đế chế La Mã, nó được khánh thành vào năm 80 sau Công Nguyên, với sức chứa lên đến 50.000 khán giả, nơi mà đã từng chứng kiến các trận đấu sinh tử giữa con người và những loài dã thú và cả giữa những đấu sĩ với nhau.

Với thiết kế cấu trúc vòm tầng liên tiếp và hàng lang bao quanh, đấu trường Colosseum như một kiệt tác nghệ thuật đột phá thời kỳ đó, giúp di chuyển một lượng khổng lồ người tham gia một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hiện nay, Colosseum được coi là biểu tượng của lòng dũng cảm và niềm kiêu hãnh., nó cũng là lời nhắc nhở đầy ám ảnh về những tàn khốc trong lịch sử nhân loại.
Lăng mộ của Hoàng đế Hadrian
Lăng mộ được nằm trên dòng sông Tiber, đây được xem là một trong những công trình mang tính cá nhân nhưng nó cũng mang đầy sự ảnh hưởng trong lịch sử của kiến trúc La Mã cổ đại. Công trình mang trong mình kết cấu hình trụ đồ sộ, với những lõi đá và lớp vỏ bê tông rất kiên cố, nó được xây dựng để thể hiện sự tôn kính tối cao dành cho vị hoàng đế quyền lực.

Lăng mộ của Hoàng đế Hadrian không chỉ là nơi an nghỉ mà lăng mộ này sau đó còn được cải tiến thành pháo đài, nơi trú ẩn và thậm chí còn là cung điện trong các cuộc biến động của lịch sử thời trung cổ. Đây là một trong những minh chứng rõ nét cho tính linh hoạt, đa năng trong tư duy xây dựng của người La Mã.
Kiến trúc La Mã cổ đại là một trang vàng trong lịch sử xây dựng của nhân loại, nó cũng là một biểu tượng của sự đổi mới, trí tuệ và tầm nhìn vượt thời đại. Từ những mái vòm uy nghi cho đến hệ thống cống ngầm hiện đại, sự bền vững của những công trình được coi là biểu tượng vượt thời gian. Vậy kiến trúc La Mã cổ đại là gì, đặc điểm ra sao? Tất cả đều đã được chúng tôi giải đáp đến bạn.